Hãy là người nộp thuế tự giác tuân thủ để không lo về xử phạt hóa đơn

Hóa đơn chính là chứng từ đặc biệt, vừa để ghi nhận giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ giữa người bán và người mua, phản ánh khối lượng giao dịch của nền kinh tế, vừa là tài liệu để làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán, xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Do vậy, môi trường kinh doanh lành mạnh hay không phụ thuộc rất lớn vào tính tuân thủ tự nguyện trong việc sử dụng hóa đơn của chính người dân và doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến thu, chi Ngân sách nhà nước.




Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng biện pháp quản lý thuế hiện đại theo Mô hình tuân thủ như các nước phát triển trên thế giới. Căn cứ theo mức độ tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, chia người nộp thuế thành các nhóm để đánh giá và áp dụng các biện pháp quản lý người nộp thuế phù hợp như sau:

Trong các nhóm nêu trên, nhóm người nộp thuế có ý thức tự giác tuân thủ là nhóm chiếm số lượng lớn nhất và luôn có xu hướng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, thủ tục về thuế. Do đó, cơ quan thuế sẽ tạo điều kiện tốt nhất để người nộp thuế thuộc nhóm này hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình. Còn nhóm người nộp thuế cố tình không tuân thủ, cơ quan thuế sẽ sử dụng nhiều biện pháp như khuyến cáo, răn đe, cưỡng chế thu nợ và thường xuyên kiểm tra, thanh tra thậm chí có thể phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khác như cơ quan Công An, sử dụng các biện pháp về quản lý để xử phạt và thu hồi tiền thuế cho Nhà nước.

Việc phân chia theo nhóm như trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, giúp cơ quan thuế, cán bộ thuế phân biệt và có các biện pháp theo dõi, hỗ trợ cũng như quản lý người nộp thuế phù hợp theo từng nhóm khác nhau nhằm giảm bớt rủi ro quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, giúp người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ của mình với Ngân sách nhà nước.

Trong việc sử dụng hóa đơn điện tử, để không vô tình có hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, người nộp thuế cần nhận biết hóa đơn không hợp pháp để không sử dụng những hóa đơn này. Theo quy định của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP hóa đơn, chứng từ không hợp pháp bao gồm:

- Hóa đơn, chứng từ giả;

Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;

- Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

- Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

- Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Hãy là người nộp thuế tự giác tuân thủ để hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế với Ngân sách nhà nước và hưởng các quyền lợi như được khen thưởng để nâng cao uy tín, đạt các lợi thế trong kinh doanh, đồng hành cùng ngành Thuế phát triển./.

Nguồn: Gdt.gov.vn

Đăng nhận xét

0 Nhận xét