Bản tin thuế tháng 09/2022

 

BẢN TIN THUẾ THÁNG 09/2022

(Thực hiện bởi Công ty Cổ phần Bkav)



 
I.    Thông báo thời hạn nộp tờ khai thuế trong kỳ kê khai Tháng 08/2022

II.   Thông báo về việc Nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 4.9.2

III.  Trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế

IV.   Sửa đổi, bổ sung quy định về thuế GTGT, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp

V.    Phấn đấu 100% thủ tục hành chính thuế được giao dịch điện tử cấp độ 3,4

VI.   Từ ngày 08/8/2022, giảm 10% mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng

VII.  Dự báo nhiều khó khăn trong triển khai công tác thu những tháng cuối năm 2022

VIII. Kinh tế phục hồi mạnh mẽ góp phần tăng thu NSNN trong 7 tháng đầu năm 2022

IX.   Một số quy định mới về giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng

X.    Nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực thuế được bãi bỏ và thay thế

XI.   Tháo gỡ vướng mắc quy trình xử lý tiền thuế GTGT nộp thừa

XII.  Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

 

I. Thông báo thời hạn nộp tờ khai thuế trong kỳ kê khai Tháng 08/2022

Bkav xin thông báo hạn nộp hồ sơ khai thuế trong kỳ kê khai Tháng 8/2022 là thứ Ba ngày 20/09/2022. Riêng đối với tờ khai Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế áp dụng theo quy định tại Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Bkav lưu ý Quý Khách hàng nên kê khai, nộp tờ khai sớm trước thời gian hết hạn ít nhất từ 1 đến 2 ngày để tránh việc quá tải, không gửi được tờ khai.

Trong quá trình kê khai, nếu gặp vấn đề cần hỗ trợ, Quý Khách hàng vui lòng thực hiện theo 1 trong 4 cách dưới đây:

  • Cách 1 (cách nhanh nhất để được hỗ trợ): Chat trực tiếp tại link https://m.me/BkavCA hoặc https://zalo.me/4458938702350836836.
  • Cách 2: Gửi mail tới Trung tâm Chăm sóc khách hàng Bkav CA qua địa chỉ BkavCA@bkav.com với nội dung mà Bạn cần hỗ trợ, Bkav sẽ phản hồi lại Bạn trong thời gian sớm nhất.
  • Cách 3: Liên hệ tổng đài 1900 1854.
  • Cách 4: Xử lý vấn đề đang gặp phải theo các bước đơn giản trong bài hướng dẫn tại https://noptokhai.vn/tvan/huong-dan hoặc tìm kiếm thông tin hướng dẫn về nghiệp vụ, cách sử dụng phần mềm tại https://Hotro.bkav.com.

Về mục lục

II. Thông báo về việc Nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 4.9.2

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 4.9.2 cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai phiên bản 4.9.1, cụ thể như sau:

1. Tờ khai lệ phí (01/LP)

  • Cập nhật đúng mã Loại lệ phí “Lệ phí đi qua vùng đất, vùng biển (không bao gồm lệ phí hàng hóa phương tiện quá cảnh)” khi kết xuất XML.

2. Bảng kê chứng từ khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân

  • Bổ sung chức năng tải bảng kê đối với Phụ lục Bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư số 37/2010/TT-BTC.

3. Tờ khai thuế giá trị gia tăng (01/GTGT)

  • Cập nhật kiểm tra cảnh báo đỏ khi thiếu mã địa bàn ở bộ chỉ tiêu [11]-Địa chỉ nơi có hoạt động sản xuất kinh doanh khác tỉnh nơi đóng trụ sở chính.

4. Tờ khai thuế giá trị gia tăng kinh doanh ngoại tỉnh (05/GTGT)

  • Cập nhật kiểm tra ràng buộc Cơ quan thuế nộp tờ khai phải khác tỉnh với trụ sở chính.

5. Tờ khai đăng ký thuế (05-ĐK-TH-TCT, 20-ĐK-TH-TCT)

  • Cập nhật kiểm tra nếu phường/xã không thuộc quận huyện hoặc quận huyện không thuộc tỉnh/Thành phố tương ứng thì cảnh báo đỏ.
  • Cập nhật nếu chọn tỉnh là “Bạc Liêu” thì danh mục Quận/Huyện hiển thị giá trị tương ứng.

Bắt đầu từ ngày 18/08/2022, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.9.2 thay cho các phiên bản trước đây.

Tổ chức, cá nhân nộp thuế có thể tải bộ cài và tài liệu hướng dẫn sử dụng ứng dụng HTKK tại địa chỉ sau: http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/hotrokekhai.

Mọi phản ánh, góp ý của tổ chức, cá nhân nộp thuế được gửi đến cơ quan Thuế theo các số điện thoại, hộp thư hỗ trợ người nộp thuế về ứng dụng HTKK do cơ quan Thuế cung cấp.

 (Nguồn: Gdt.gov.vn – Mục Hỗ trợ kê khai – Hướng dẫn Hỗ trợ kê khai – Đăng ngày: 17/08/2022)

Về mục lục

III. Trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Theo đề án đổi mới và tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế (NNT) giai đoạn 2021-2030 ngành Thuế sẽ đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công tác thanh kiểm tra thuế, phù hợp với định hướng xây dựng Chính phủ điện tử. Đồng thời, cơ quan thuế sẽ tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong thanh kiểm tra như là một biện pháp hữu hiệu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thuế, giảm khiếu nại thanh, kiểm tra.

1. 100% tờ khai thuế sẽ được kiểm tra tự động

Theo đề án, cơ quan thuế đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ tờ khai thuế các sắc thuế Giá trị gia tăng (GTGT), Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Thu nhập cá nhân (TNCN) của doanh nghiệp (DN) được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng có sử dụng bộ tiêu chí chấm điểm rủi ro của cơ quan thuế đạt 100%. Tỷ lệ NNT được lựa chọn để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo rủi ro hàng năm bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế đạt 90%. Tỷ lệ khiếu nại sau thanh, kiểm tra thuế không quá 5%. Tỷ lệ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế đạt tối thiểu 30% trên tổng số công chức toàn ngành.

 Đến năm 2030, tỷ lệ tất cả các tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt 100%. Tỷ lệ NNT được lựa chọn để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo rủi ro hàng năm bằng phần mềm ứng dụng quản lý rủi ro của cơ quan thuế đạt tối thiểu 90%. Tỷ lệ số cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT thực hiện trong năm có số xử lý so với số cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện trong năm đạt tối thiểu 92%. Tỷ lệ khiếu nại sau thanh tra, kiểm tra thuế không quá 3%. Tỷ lệ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế đạt tối thiểu 35% trên tổng số công chức toàn ngành.

Để thực hiện được mục tiêu đó, Tổng cục Thuế sẽ thực hiện:

  • Xây dựng và hoàn thiện thể chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ thanh, kiểm tra theo hướng áp dụng quản lý rủi ro trên cơ sở kết quả đánh giá tuân thủ và phân loại rủi ro NNT. Xây dựng, nội dung hướng dẫn Luật quản lý thuế về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thuế. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo hướng hiện đại hoá, tự động hoá và tích hợp cao trong các khâu thanh tra, kiểm tra thuế.
  • Nghiên cứu và hướng dẫn các biện pháp áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh, kiểm tra thuế. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, các ứng dụng CNTT từ khâu thu thập, xác định đối tượng thanh, kiểm tra thuế đến khâu báo cáo, lưu trữ hồ sơ. Nâng cấp, tích hợp đồng bộ các ứng dụng hiện có phục vụ thanh, kiểm tra thuế; khắc phục, hạn chế lỗi đảm bảo tính ổn định trong quá trình sử dụng; cải thiện hiệu năng, tốc độ của ứng dụng.
  • Về lâu dài, cơ quan thuế sẽ xây dựng mới và nâng cấp các ứng dụng kiểm tra tự động hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Xây dựng ứng dụng nhằm tự động hóa một số bước công việc thanh, kiểm tra dựa trên nền tảng quản lý thuế điện tử và kết nối dữ liệu tự động với bên thứ 3 (xác minh đối chiếu hóa đơn điện tử, đối chiếu số thu nộp, xác minh thông tin dữ liệu từ bên thứ 3 thông qua kết nối dữ liệu tự động). Tiến tới áp dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào công tác thanh, kiểm tra thuế.

2. Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra

Để đảm bảo nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế sẽ thực hiện:

  • Nghiên cứu, đề xuất kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ thanh, kiểm tra thuế đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chuyên sâu, chuyên nghiệp, liêm chính. Trong đó trọng tâm là kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế tại Tổng cục Thuế, qua đó nâng cao vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của Thanh tra Tổng cục đối với công tác thanh, kiểm tra thuế trong toàn Ngành.
  • Bổ sung lực lượng thanh, kiểm tra thông qua việc tuyển dụng mới hoặc điều động luân chuyển trong nội bộ ngành Thuế. Cơ cấu lại nguồn nhân lực phù hợp với định hướng kiện toàn hệ thống tổ chức thanh, kiểm tra thuế các cấp. Hoàn thiện chương trình, giáo trình và thực hiện đào tạo kỹ năng thanh, kiểm tra cơ bản; các kiến thức bổ trợ cho công tác thanh, kiểm tra thuế như phân tích báo cáo tài chính, chuẩn mực kế toán,… Hoàn thiện chương trình, giáo trình và tăng cường đào tạo bồi dưỡng kỹ năng thanh tra nâng cao, chuyên sâu theo ngành, lĩnh vực kinh doanh như: xây dựng cơ bản, kinh doanh bất động sản, chuyển giá, thương mại điện tử, ngân hàng…. Thu thập, phối hợp với các nước, tổ chức quốc tế để tham khảo, xây dựng tài liệu và thực hiện đào tạo các kỹ năng, kinh nghiệm thanh tra quốc tế, nhất là thanh tra chuyển giá.
  • Đặc biệt, ngành Thuế sẽ tăng cường đổi mới loại hình, phương pháp và kỹ thuật thanh, kiểm tra thuế theo rủi ro phù hợp với đặc điểm của từng nhóm NNT về quy mô, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thuế, giảm khiếu nại sau thanh, kiểm tra thuế.

3. Tiếp tục đề xuất trao chức năng điều tra cho cơ quan thuế

Chia sẻ về lộ trình thực hiện, đại diện Cục Thanh kiểm tra cho biết:

  • Trong năm 2022, ngành Thuế sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ tiêu chí phân tích rủi ro, lập kế hoạch thanh, kiểm tra thuế. Theo đó, từ năm 2023 đến năm 2030, ngành Thuế sẽ tiếp tục xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp với các đơn vị liên quan phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Bổ sung nguồn nhân lực cho công tác thanh, kiểm tra thuế. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác thanh, kiểm tra.
  • Đồng thời, cơ quan thuế tiếp tục xây dựng và triển khai các chuyên đề thanh, kiểm tra thuế, nghiên cứu ứng dụng AI để xây dựng các phần mềm ứng dụng CNTT phục vụ công tác thanh, kiểm tra thuế trên máy tính. Tăng cường phối hợp quốc tế phục vụ công tác thanh, kiểm tra thuế. Thực hiện phân công công việc đến từng bộ phận, cán bộ công chức trong các đơn vị thanh tra, kiểm tra thuế. Tăng cường thanh tra giá chuyển nhượng, đẩy mạnh kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
  • Bên cạnh đó, ngành Thuế sẽ tiếp tục nghiên cứu trình các cấp có thẩm quyền thành lập bộ phận điều tra thuế tại cơ quan thuế để nâng cao tính chủ động và thẩm quyền pháp lý của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi gian lận thuế…, đề xuất bổ sung cơ quan thuế là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; xây dựng, tham gia xây dựng pháp luật liên quan đến công tác quản lý thuế; thanh tra, kiểm tra thuế.
  • Đối với quy trình thanh, kiểm tra thuế phù hợp với pháp luật liên quan, cơ quan thuế tiếp tục nâng cấp, tích hợp đồng bộ các ứng dụng hiện có phục vụ thanh tra và tăng cường bổ sung nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế, trong đó trọng tâm là công tác thanh tra thuế quốc tế.

(Nguồn: Gdt.gov.vn – Mục Tin tức – Tin bài về thuế - Đăng ngày: 22/08/2022)

Về mục lục

IV. Sửa đổi, bổ sung quy định về thuế GTGT, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 49/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP.

1. 06 trường hợp được trừ giá đất khi tính thuế GTGT

Qua tổng kết, đánh giá tình hình triển khai chính sách thuế GTGT hiện hành cho thấy, các quy định về thuế GTGT đã tháo gỡ được những vướng mắc phát sinh trong thực tế, góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho DN phát triển, cải cách thủ tục hành chính và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước (NSNN).

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số quy định về thuế GTGT đã bộc lộ bất cập cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhất là việc xác định giá đất được trừ để tính thuế GTGT đối với chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, hay giá tính thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh có đầu tư cơ sở hạ tầng.

Do đó, Nghị định 49/2022/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Khoản 3, 4 Điều 4 của Nghị định 209/2013/NĐ-CP theo hướng, đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế GTGT là giá chuyển nhượng bất động sản trừ giá đất được trừ để tính thuế GTGT. Cụ thể có 6 trường hợp giá đất được trừ để tính thuế GTGT.

  • Một là, trường hợp được Nhà nước giao đất để đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế GTGT bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp NSNN theo quy định pháp luật về thu tiền sử dụng đất và tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có).
  • Hai là, khi đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất trúng đấu giá.
  • Ba là, nếu thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là tiền thuê đất phải nộp NSNN theo quy định pháp luật về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có).
  • Bốn là, trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của cơ sở hạ tầng (nếu có).
  • Năm là, khi cơ sở kinh doanh nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá ghi trong hợp đồng góp vốn. Trường hợp giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp hơn giá đất nhận góp vốn thì chỉ được trừ giá đất theo giá chuyển nhượng.
  • Sáu là, cơ sở kinh doanh bất động sản thực hiện theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá tại thời điểm ký hợp đồng BT theo quy định của pháp luật. Nếu tại thời điểm ký hợp đồng BT chưa xác định được giá, thì giá đất được trừ là giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định để thanh toán công trình.

2. Tháo gỡ vướng mắc về hoàn thuế GTGT

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 209/2013/NĐ-CP cũng phát sinh một số vướng mắc về hoàn thuế GTGT do các quy định chưa rõ, dẫn đến cách hiểu khác nhau trong thực hiện, như quy định về hoàn thuế đối với dự án đầu tư; dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí.

Để đảm bảo chính sách thuế GTGT phù hợp với thực tế, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Chính phủ đã sửa đổi bổ sung Khoản 2 Điều 10 Nghị định 209/2013/NĐ-CP. Theo đó:

  • Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế đối với dự án đầu tư khi đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (bao gồm cả cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư) có dự án đầu tư mới (bao gồm cả dự án đầu tư được chia thành nhiều giai đoạn đầu tư hoặc nhiều hạng mục đầu tư) tại địa bàn cùng tỉnh, thành phố, hoặc khác tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính đang trong giai đoạn đầu tư, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong giai đoạn đầu tư lũy kế chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên.
  • Trường hợp dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh, kiểm tra, kiểm toán, thì cơ quan thuế có thể sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để quyết định việc hoàn thuế GTGT.
  • Nghị định cũng quy định cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT, mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư sang kỳ tiếp theo, khi là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đáp ứng điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Ngoài ra, dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/072016, hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư, cũng không được hoàn thuế GTGT, mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ sang kỳ tiếp theo.

Nghị định số 49/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/09/2022

(Nguồn: Gdt.gov.vn – Mục Tin tức – Tin bài về thuế - Đăng ngày: 19/08/2022)

Về mục lục

VPhấn đấu 100% thủ tục hành chính thuế được giao dịch điện tử cấp độ 3,4

Đó là một trong những mục tiêu quan trọng trong đề án phát triển CNTT giai đoạn 2021-2030 vừa được Tổng cục Thuế phê duyệt. Ngành Thuế đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại nâng cấp hệ thống phần mềm, cải tiến, mở rộng các dịch vụ hỗ trợ trả lời tự động, hỗ trợ tuyên truyền phổ biến kiến thức cao mức độ tuân thủ tự nguyện của NNT và hỗ trợ NNT có đầy đủ thông tin để thực hiện về nghĩa vụ thuế.

Mục tiêu tổng quát trong đề án phát triển CNTT đến năm 2030 đó là:

  • Hệ thống CNTT tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu khai thác sử dụng thông tin số của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế và cung cấp dịch vụ điện tử, dịch vụ số cho NNT.
  • Cơ sở dữ liệu ngành Thuế chính xác, đầy đủ, kịp thời, hỗ trợ hiệu quả cho quản lý rủi ro, tiến tới cơ chế tự động kiểm tra chéo một cách có hệ thống các thông tin từ bên thứ ba nhằm phát hiện các nội dung tiềm ẩn rủi ro dẫn tới sai lệch trong hồ sơ khai thuế. Hạ tầng kỹ thuật CNTT, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, đảm bảo vận hành liên tục, hiệu quả, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu.
  • Về ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ cho NNT đến năm 2025:

o   100% NNT được cấp định danh và xác thực điện tử để sử dụng dịch vụ thuế điện tử do ngành Thuế cung cấp.

o   90% thủ tục hành chính thuế được thực hiện theo hình thức giao dịch điện tử cấp độ 3, 4.

o   100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 được kết nối, chia sẻ với Cổng dịch vụ công quốc gia.

o   100% thông tin về khai thuế, nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ.

o   100% số tiền nộp thuế điện tử được hạch toán theo thời gian thực nộp.

o   100% NNT được cấp tài khoản tra cứu nghĩa vụ thuế và nộp thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động thông minh.

  • Về ứng dụng CNTT trong quản lý thuế:

o   100% nhu cầu thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu có thể tin học hóa cho công tác quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế được ứng dụng CNTT theo hướng tích hợp, tập trung.

o   50% hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan thuế.

o   80% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng.

o   100% hệ thống báo cáo định kỳ được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia theo lộ trình chung của Bộ Tài chính, Chính phủ.

o   100% hồ sơ công chức, viên chức được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử.

o   100% công chức, viên chức được cấp tài khoản để sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin bao gồm: tài khoản người dùng, thư điện tử, tài khoản trao đổi thông tin trực tuyến. 

o   100% nhu cầu kết nối trao đổi thông tin giữa các đơn vị, bộ ngành, tổ chức liên quan được ứng dụng CNTT theo lộ trình triển khai các văn bản thỏa thuận, hợp tác giữa các bên.

o   Đến năm 2030, hệ thống ứng dụng CNTT của ngành Thuế sẽ cấp định danh và xác thực điện tử cho 100% NNT để sử dụng dịch vụ thuế điện tử do ngành thuế cung cấp. 100% thủ tục hành chính thuế được thực hiện theo hình thức giao dịch điện tử cấp độ 3, 4.  Tiếp tục duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được kết nối, chia sẻ với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Để thực hiện được mục tiêu đó, ngay trong năm 2022, ngành Thuế sẽ thực hiện:

  • Tiếp tục triển khai mở rộng hệ thống ứng dụng Quản lý hoá đơn điện tử tại cơ quan thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật về thuế để phục vụ triển khai dịch vụ cung cấp thông tin cho NNT.
  • Tiếp tục triển khai việc kết nối với các đơn vị ngoài ngành Thuế để trao đổi thông tin theo các thoả thuận hợp tác, quy chế phối hợp; xây dựng dự án quản lý thuế tích hợp, tập trung đáp ứng tái thiết kế quy quy trình nghiệp vụ trên nền tảng kiến trúc hiện đại, ứng dụng công nghệ mới về trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối, dữ liệu lớn. Ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại nâng cấp hệ thống phần mềm, cải tiến, mở rộng các dịch vụ hỗ trợ trả lời tự động, hỗ trợ tuyên truyền phổ biến kiến thức cao mức độ tuân thủ tự nguyện của NNT và hỗ trợ NNT có đầy đủ thông tin để thực hiện về nghĩa vụ thuế.
  • Cơ quan thuế cũng xây dựng hệ thống kết nối trao đổi dữ liệu từ các bộ, ngành, ngân hàng và các tổ chức liên quan để phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ NNT; hệ thống chia sẻ dữ liệu dùng chung của ngành Thuế cho phép người dùng có thể khai thác, sử dụng dữ liệu quản lý thuế theo chính sách, quy định hiện hành.
  • Các trang bị thiết bị công nghệ thông tin dành cho công chức, viên chức thuế đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa môi trường làm việc của ngành thuế, đồng thời phát triển các hệ thống làm việc tại nhà, từ xa cho công chức, viên chức thuế. Tổng cục Thuế sẽ triển khai mở rộng kênh truyền kết nối với các đơn vị bên ngoài, các tổ cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trong lĩnh vực thuế (TVAN), qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
  • Về lâu dài cơ quan thuế tiếp tục duy trì nâng cấp mở rộng các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin hiện hành đáp ứng các thay đổi về yêu cầu nghiệp vụ, kỹ thuật. Hoàn thiện phần mềm Quản lý thuế tích hợp, tập trung đáp ứng tái thiết kế quy trình nghiệp vụ, hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận, xử lý tự động các quy trình quản lý thuế đối với mọi sắc thuế và đáp ứng chế độ kế toán thuế nội địa; hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện các quy trình quản lý thuế đặc thù như quản lý thuế đất, quản lý thuế phi nông nghiệp, quản lý cá nhân kinh doanh, quản lý lệ phí trước ba nhà đất, quản lý hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.
  • Cùng với đó, ngành Thuế sẽ tập trung xây dựng kho cơ sở dữ liệu quốc gia về thuế trên nền tảng tích hợp và nền tảng dữ liệu lớn (Big Data và Data lake) để cung cấp thông tin đầy đủ cho việc chỉ đạo điều hành, kết nối trao đổi thông tin phục vụ công tác quản lý thuế và quản lý tuân thủ; phát triển hệ thống ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro; nghiên cứu, triển khai ứng dụng các công nghệ mạng (5G/6G) trong việc cung cấp các dịch vụ trên nền tảng ứng dụng di động. Phát triển hạ tầng internet vạn vật (IoT) và các công nghệ số mới trong xây dựng các ứng dụng, dịch vụ phục vụ hiệu quả công tác quản lý thuế.

(Nguồn: Gdt.gov.vn – Mục Tin tức – Tin bài về thuế - Đăng ngày: 08/08/2022)

Về mục lục

VI. Từ ngày 08/8/2022, giảm 10% mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng

Ngày 08/08/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.

Theo đó, Nghị định số 51/2022/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 quy định tại Phụ lục II – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020 của Chính phủ thành các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì (thuộc mã HS từ 2710.12.21 đến 2710.12.29) được điều chỉnh giảm từ 20% xuống 10%. Cụ thể các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới được quy định như sau:

Mã hàng

Mô tả hàng hóa

Thuế suất (%)

27.10

Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải.

 

 

- Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum (trừ dầu thô) và các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bàn của các chế phẩm đó, trừ loại chứa dầu diesel sinh học và trừ dầu thải:

 

2710.12

- - Dầu nhẹ và các chế phẩm:

 

 

- - - Xăng động cơ, có pha chì:

 

2710.12.11

- - - - RON 97 và cao hơn

20

2710.12.12

- - - - RON 90 và cao hơn nhưng dưới RON 97

20

2710.12.13

- - - - RON khác

20

 

- - - Xăng động cơ, không pha chì:

 

 

- - - - RON 97 và cao hơn:

 

2710.12.21

- - - - - Chưa pha chế

10

2710.12.22

- - - - - Pha chế với ethanol

10

2710.12.23

- - - - - Loại khác

10

 

- - - - RON 90 và cao hơn nhưng dưới RON 97:

 

2710.12.24

- - - - - Chưa pha chế

10

2710.12.25

- - - - - Pha chế với ethanol

10

2710.12.26

- - - - - Loại khác

10

 

- - - - RON khác:

 

2710.12.27

- - - - - Chưa pha chế

10

2710.12.28

- - - - - Pha chế với ethanol

10

2710.12.29

- - - - - Loại khác

10

 

- - -  Xăng máy bay, loại sử dụng cho động cơ máy bay kiểu piston:

 

2710.12.31

- - - - Octane 100 và cao hơn

7

2710.12.39

- - - - Loại khác

7

2710.12.40

- - - Tetrapropylene

20

2710.12.50

- - - Dung môi trắng (white spirit)

20

2710.12.60

- - - Dung môi có hàm lượng cấu tử thơm thấp dưới 1% tính theo trọng lượng

20

2710.12.70

- - - Dung môi nhẹ khác

20

2710.12.80

- - - Naphtha, reformate và các chế phẩm khác để pha chế xăng động cơ

20

 

- - - Loại khác:

 

2710.12.91

- - - - Alpha olefins

20

2710.12.92

- - - - Loại khác, spirit dầu mỏ, có độ chớp cháy dưới 23°c

20

2710.12.99

- - - - Loại khác

20

2710.19

- - Loại khác:

 

2710.19.20

- - - Dầu thô đã tách phần nhẹ

5

2710.19.30

- - - Nguyên liệu để sản xuất than đen

5

 

- - - Dầu và mỡ bôi trơn:

 

2710.19.41

- - - - Dầu khoáng đã tinh chế để sản xuất dầu bôi trơn

5

2710.19.42

- - - - Dầu bôi trơn cho động cơ máy bay

5

2710.19.43

- - - - Dầu bôi trơn khác

5

2710.19.44

- - - - Mỡ bôi trơn

5

2710.19.50

- - - Dầu dùng trong bộ hãm thuỷ lực (dầu phanh)

3

2710.19.60

- - - Dầu dùng cho máy biến điện (máy biến áp và máy biến dòng) và dầu dùng cho bộ phận ngắt mạch

5

 

- - - Nhiên liệu diesel; các loại dầu nhiên liệu:

 

2710.19.71

- - - - Nhiên liệu diesel cho ô tô

7

2710.19.72

- - - - Nhiên liệu diesel khác

7

2710.19.79

- - - - Dầu nhiên liệu

7

2710.19.81

- - - Nhiên liệu động cơ máy bay (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy từ 23°c trở lên

7

2710.19.82

- - - Nhiên liệu động cơ máy bay (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy dưới 23°c

7

2710.19.83

- - - Các kerosine khác

7

2710.19.89

- - - Dầu trung khác và các chế phẩm

5

2710.19.90

- - - Loại khác

5

2710.20.00

- Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum (trừ dầu thô) và các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa từ 70% trọng lượng trở lên là dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó, có chứa dầu diesel sinh học, trừ dầu thải

5

 

- Dầu thải:

 

2710.91.00

- - Có chứa biphenyl đã polyclo hóa (PCBs), terphenyl đã polyclo hóa (PCTs) hoặc biphenyl đã polybrom hóa (PBBs)

20

 

Nghị định số 51/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 08/08/2022.

(Nguồn: Gdt.gov.vn – Mục Tin tức – Tin bài về thuế - Đăng ngày: 08/08/2022)

Về mục lục

VII. Dự báo nhiều khó khăn trong triển khai công tác thu những tháng cuối năm 2022

Báo cáo tại hội nghị giao ban Bộ Tài chính đánh giá tình hình thực hiện công tác tháng 7/2022 và kế hoạch triển khai chương trình công tác tháng 8/2022 diễn ra vào chiều ngày 04/08/2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết thu ngân sách tháng 7/2022 do cơ quan Thuế quản lý đạt 122.500 tỷ đồng; lũy kế 7 tháng đạt gần 911.030 tỷ đồng. Loại trừ các yếu tố chính sách miễn, giảm, gia hạn thì 7 tháng đầu năm số thu thuế, phí nội địa tăng 8,7% so cùng kỳ.

Đánh giá kết quả thu 7 tháng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết do thực hiện chính sách gia hạn năm 2021 theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP, trong 7 tháng đầu năm 2021 thực hiện gia hạn kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6 và quý 1, quý 2 làm dịch chuyển nguồn thu sang cuối năm khoảng 83.500 tỷ đồng. Năm 2022, gia hạn theo Nghị định số 34/2022/NĐ-CP ngày 28/05/2022, các doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5 và quý 1/2022 đã nộp vào NSNN, số thuế được gia hạn khoảng 41.600 tỷ đồng.

Lĩnh vực đóng góp số thu lớn trong tăng trưởng thu nội địa 7 tháng đầu năm từ ngân hàng, chứng khoán, bất động sản và dầu khí. Tổng thu từ những ngành này năm 2021 đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, chiếm 14% tổng thu thuế phí nội địa; thực hiện 7 tháng đầu năm 2022 tăng 31,4% so cùng kỳ.

Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cũng lưu ý mức thu đối với lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản và dầu khí là không bền vững. Thể hiện trong quý I/2022 thu đạt khoảng 48.300 tỷ đồng, tăng 18,1% cùng kỳ, nhưng thu trong quý II/2022 có sự sụt giảm rõ rệt, tổng thu đạt khoảng 40.000 tỷ đồng, bằng 82,8% so quý I/2022.

Dự báo số thu những tháng cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn do tác động của việc Chính phủ ưu tiên kiểm soát lạm phát, tăng cường quản lý việc phát hành trái phiếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản và chứng khoán.

 (Nguồn: Gdt.gov.vn – Mục Tin tức – Tin bài về thuế - Đăng ngày: 04/08/2022)

Về mục lục

VIII. Kinh tế phục hồi mạnh mẽ góp phần tăng thu NSNN trong 7 tháng đầu năm 2022

Tại cuộc họp giao ban Tổng cục Thuế diễn ra sáng ngày 03/8, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn nhận định, tình hình kinh tế nước ta những tháng đầu năm 2022 tiếp tục khởi sắc nhờ kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã và đang phát huy tác dụng.

1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN

  • Tốc độ tăng trưởng GDP hai quý đầu năm tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 5,74% so cùng kỳ năm 2021 và 2,04% so cùng kỳ năm 2020. Hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường, chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm 2022 tăng 8,8% so với cùng kỳ; Kim ngạch xuất khẩu tăng 16,1%; nhập khẩu tăng 13,6% so cùng kỳ.
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng đầu năm 2022 tăng 16% so với cùng kỳ (là mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây). Hoạt động du lịch, vận tải hành khách và hàng hóa phục hồi mạnh mẽ (lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta 7 tháng đầu năm đạt 954 nghìn lượt người, gấp 10 lần cùng kỳ năm 2021);... đã góp phần tăng thu NSNN trong 7 tháng đầu năm 2022.
  • Tổng thu ngân sách do ngành Thuế quản lý tháng 7/2022 đạt 122.500 tỷ đồng, bằng 10,4% dự toán, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Tính chung lũy kế 7 tháng 2022, tổng thu ngành thuế quản lý đạt 911.027 tỷ đồng, bằng 77,5% dự toán, tăng 17,2% so với cùng kỳ. Trong đó riêng số thu nội địa đạt 868.008 tỷ đồng, bằng 75,7% dự toán, tăng 15% so với cùng kỳ.
  • Số thu ngân sách trung ương lũy kế 7 tháng đạt 75,8% dự toán, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Thu NSĐP đạt 78,9% dự toán, tăng 19,1% so với cùng kỳ.

2. Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

  • Giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay theo Nghị quyết 13/2021/UBTVQH15: ước tính làm giảm thu NSNN trong 7 tháng đầu năm là 763,5 tỷ đồng; Giảm thuế BVMT đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn, dầu hỏa theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ước tính làm giảm thu NSNN trong 7 tháng đầu năm 2022 khoảng 8.909 tỷ đồng.
  • Giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí theo Thông tư 120/2021/TT-BTC, ước tính làm giảm thu NSNN trong 6 tháng đầu năm 2022 khoảng 900 tỷ đồng.
  • Giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ về chính sách miễn giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc Hội ước tính làm giảm thu NSNN là 12.000 tỷ đồng.
  • Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo Nghị định 32/2022/NĐ-CP: Tính đến hết ngày 22/07/2022, số tiền thuế dự kiến gia hạn khoảng 1.458 tỷ đồng.
  • Gia hạn thời hạn nộp thuế theo Nghị định 34/2022/NĐ-CP ước tổng số thuế đã gia hạn khoảng 41.600 tỷ đồng, trong đó: thuế GTGT kỳ tháng 5, tháng 6 và quý 2/2022 được gia hạn ước khoảng 16.600 tỷ đồng; thuế TNDN quý 2/2022 ước khoảng 25.000 tỷ đồng.
  • Miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 406/2021/NQ và NĐ 92/2021/NĐ-CP là 6.453 tỷ đồng, trong đó: Thuế GTGT được giảm là 1.116 tỷ đồng; Thuế TNDN được giảm là 1.388 tỷ đồng; Miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là: 3.628 tỷ đồng; Tiền thuế được miễn chậm nộp là 321 tỷ đồng.
  • Giảm lệ phí trước bạ theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP là 6.554 tỷ đồng.

3. Kết quả thực hiện các chức năng quản lý thuế

  • Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Toàn ngành Thuế đã thực hiện 31.088 cuộc thanh tra, kiểm tra đạt 42% kế hoạch, bằng 85,9% so với cùng kỳ; kiểm tra được 339.960 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế bằng 95% so với cùng kỳ. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra đạt 21.665 tỷ đồng, bằng 83,4% so với cùng kỳ.
  • Về công tác quản lý nợ thuế: Trong tháng 7/2022, tổ chức rà soát nợ với các Cục Thuế và chỉ đạo các Cục Thuế tập trung thực hiện các biện pháp thu nợ và xử lý nợ thuế theo Nghị quyết số 94 của Quốc hội. Toàn ngành thu hồi nợ thuế đạt 3.600 tỷ đồng. Lũy kế tính đến cuối tháng 7/2022 thu được 19.845 tỷ đồng, bằng 47% chỉ tiêu thu nợ năm 2022. Đã thực hiện xử lý khoanh nợ, xóa nợ không còn khả năng thu theo Nghị quyết 94 đạt 2.369 tỷ đồng. Lũy kế đạt 34.771 tỷ đồng.
  • Về công tác quản lý hoàn thuế: Tính đến cuối tháng 7/2022 toàn ngành đã thực hiện hoàn thuế GTGT là 77.430 tỷ đồng, bằng 50,6% so với kinh phí hoàn thuế GTGT năm 2022 đã được Quốc hội phê duyệt, giảm 4,4% cùng kỳ.

4. Về công tác cải cách quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01 và chương trình hành động của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tiếp tục triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế; triển khai theo đúng tiến độ các dự án công nghệ thông tin; đặc biệt là đã đẩy nhanh tiến độ triển khai và mở rộng thực hiện khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử; hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế; triển khai hoàn thuế điện tử.

  • Thứ nhất, đối với DN:

o   Về khai thuế điện tử: Hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% Chi cục Thuế trực thuộc. Trong năm 2022, tính đến ngày 15/07/2022 có 855.582 DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt tỷ lệ 99,9%. Số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận từ ngày 01/01/2022 đến ngày 15/07/2022 là 11.710.730 hồ sơ.

o   Về dịch vụ nộp thuế điện tử: Tính đến ngày 15/07/2022: Số lượng DN đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế là 850.444 DN, đạt tỷ lệ 99,3%. Số lượng DN hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng là 849.036 DN, đạt tỷ lệ 99,18%. Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 15/07/2022, các DN đã nộp tiền thuế thông qua 2.199.345 giao dịch nộp thuế điện tử với số tiền là trên 420.988 tỷ đồng và 39.216.253 USD.

o   Về hoàn thuế điện tử: Tính từ ngày 01/01/2022 đến 20/07/2022, tổng số DN tham gia hoàn thuế điện tử là 6.072 trên tổng số 6.134 DN hoàn thuế, đạt tỷ lệ 99%. Số hồ sơ tiếp nhận là 11.243 hồ sơ trên tổng số 11.318 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99%; Tổng số hồ sơ hệ thống đã giải quyết hoàn là 10.460 hồ sơ với tổng số tiền đã giải quyết hoàn là hơn 76.351 tỷ đồng.

  • Thứ hai, đối với cá nhân:

o   Về dịch vụ khai thuế điện tử: Dịch vụ khai điện tử tờ khai đối với hoạt động cho thuê tài sản (trong đó có hoạt động cho thuê nhà): Tổng cục Thuế đã triển khai tại 63 Cục Thuế và các Chi cục Thuế trực thuộc. Kết quả từ khi triển khai đến nay đã có 843.547 tài khoản đăng ký, số tờ khai đã nhận từ ngày 01/01/2022 đến ngày 15/07/2022 là 135.938 tờ khai.

o   Về triển khai dịch vụ hỗ trợ khai lệ phí trước bạ điện tử ô tô, xe máy: Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 15/07/2022, số lượng tờ khai điện tử dịch vụ khai lệ phí trước bạ điện tử đối với ô tô, xe máy tại Cục Thuế TP. Hà Nội là 58.759 hồ sơ trên tổng số 211.432 hồ sơ, đạt tỷ lệ 27,79%; tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh là 70.404 hồ sơ trên tổng số 298.048 hồ sơ, đạt tỷ lệ 23,62%.

o   Về dịch vụ nộp thuế điện tử: Tổng cục Thuế đã kết nối với 08 Ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử cho cá nhân, nộp điện tử lệ phí trước bạ điện tử đối với ô tô, xe máy trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc qua các kênh thanh toán Internet banking, Mobile banking. Tính từ ngày 01/01/2022 đến ngày 15/07/2022, đã có 192.370 giao dịch nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy trên cả nước qua hình thức ibanking và mobile banking.

o   Kết quả triển khai eTax Mobile đến ngày 15/07/2022 như sau: đã có 84.713 lượt tải và cài đặt, sử dụng ứng dụng eTax Mobile. Tổng cộng đã có 52.800 giao dịch qua ngân hàng thương mại với tổng số tiền trên 264 tỷ đồng.

Ngày 21/03/2022, Tổng cục Thuế đã chính thức công bố ứng dụng Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Kết quả triển khai đến ngày 15/07/2022 đã có 25 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai thuế thành công.

(Nguồn: Gdt.gov.vn - Mục Tin tức - Tin bài về thuế - Đăng ngày: 03/08/2022)

Về mục lục

IX. Một số quy định mới về giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng

Ngày 29/07/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP.

Theo đó, Nghị định số 49/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4 Điều 4 của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế GTGT là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT.

Giá đất được trừ để tính thuế GTGT được quy định cụ thể như sau:

  • Một là, trường hợp được Nhà nước giao đất để đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế GTGT bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật về thu tiền sử dụng đất và tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có).
  • Hai là, trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính GTGT là giá đất trúng đấu giá.
  • Ba là, trường hợp thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế GTGT là tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có). Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định tại (1) và (3) nêu trên là số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp theo quy định pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
  • Bốn là, trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của cơ sở hạ tầng (nếu có). Trường hợp không xác định được giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm ký hơp đồng nhận chuyển nhượng.

o   Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng bất động sản của các tổ chức, cá nhân đã xác định giá đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015) thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng không bao gồm cơ sở hạ tầng.

o   Trường hợp không tách được giá trị cơ sở hạ tầng tại thời điểm nhận chuyển nhượng thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng nhận chuyển nhượng.

  • Năm là, trường hợp cơ sở kinh doanh nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá ghi trong hợp đồng góp vốn. Trường hợp giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp hơn giá đất nhận góp vốn thì chỉ được trừ giá đất theo giá chuyển nhượng.
  • Sáu là, trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản thực hiện theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá tại thời điểm ký hợp đồng BT theo quy định của pháp luật; nếu tại thời điểm ký hợp đồng BT chưa xác định được giá thì giá đất được trừ là giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định để thanh toán công trình. Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê, giá tính thuế GTGT là số tiền thu được theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng trừ (-) giá đất được trừ tương ứng với tỷ lệ % số tiền thu được trên tổng giá trị hợp đồng.

Nghị định số 49/2022/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP về hoàn thuế GTGT cụ thể:

Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế đối với dự án đầu tư như sau:

  • Đối với cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (bao gồm cả cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư) có dự án đầu tư mới (bao gồm cả dự án đầu tư được chia thành nhiều giai đoạn đầu tư hoặc nhiều hạng mục đầu tư) theo quy định của Luật Đầu tư tại địa bàn cùng tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này và dự án đầu tư xây dựng nhà để bán, dự án đầu tư không hình thành tài sản cố định) đang trong giai đoạn đầu tư hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, có số GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong giai đoạn đầu tư lũy kế chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên được hoàn thuế giá trị gia tăng.
  • Cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai thuế GTGT riêng đối với dự án đầu tư và phải bù trừ số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (nếu có). Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào lũy kế của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên được hoàn thuế GTGT.
  • Trường hợp dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thì cơ quan thuế có thể sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để quyết định việc hoàn thuế GTGT.
  • Đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc các trường hợp sau thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản này:
    • Thứ nhất, dự án đầu tư trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.
    • Thứ hai, dự án đầu tư trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành chưa phải đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.
    • Thứ ba, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành không phải có giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.
  • Đối với cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:
    • Trường hợp thứ nhất, dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận hoặc chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật về đầu tư (trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này).

Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh bị thu hồi một trong các giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận; hoặc trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh không đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư thì thời điểm không hoàn thuế GTGT được tính từ thời điểm cơ sở kinh doanh bị thu hồi một trong các loại giấy tờ nêu trên hoặc từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện về đầu tư kinh doanh có điều kiện.

    • Trường hợp thứ hai, dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/07/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư, trừ dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí quy định tại điểm a khoản này.

Việc xác định tài nguyên, khoáng sản; trị giá tài nguyên, khoáng sản và thời điểm xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định này.

Đối với quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã bị thu hồi số thuế GTGT của dự án đầu tư theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP) thì cơ quan thuế điều chỉnh tiền thuế GTGT, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế (nếu có). Việc bù trừ, hoàn nộp thừa thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Nghị định số 49/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/09/2022.

 (Nguồn: Gdt.gov.vn – Mục Tin tức – Tin bài về thuế - Đăng ngày: 04/08/2022)

Về mục lục

X.. Nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực thuế được bãi bỏ và thay thế

Bộ Tài chính vừa ban hành 02 quyết định công bố các thủ tục hành chính mới được ban hành, sửa đổi thay thế, bị bãi bỏ trong lĩnh vực thuế, hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế thực hiện việc cập nhật và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính theo quy định.

Tại Quyết định số 1462/QĐ-BTC ngày 22/07/2022, Bộ Tài chính đã công bố 31 thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành, 114 TTHC sửa đổi thay thế, 75 TTHC bãi bỏ trong lĩnh vực thuế và 1 TTHC trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính. Quyết định số 1462/QĐ-BTC có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022.

Đồng thời, tại Quyết định số 1464/QĐ-BTC ngày 22/07/2022, Bộ Tài chính công bố các TTHC mới ban hành, sửa đổi thay thế, bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý thuế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính (4 TTHC mới được ban hành, 15 TTHC sửa đổi, thay thế và 11 TTHC bị bãi bỏ). Quyết định số 1464/QĐ-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2022. Cụ thể:

  • Danh mục TTHC bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính công bố kèm theo Quyết định số 1462/QĐ-BTC bao gồm: Khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; khai thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh; khai thuế GTGT đối với cơ sở sản xuất thuỷ điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trường hợp nhà máy thuỷ điện nằm chung trên địa bàn các tỉnh. 11 TTHC bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính công bố kèm theo Quyết định số 1464/QĐ-BTC trong lĩnh vực thuế gồm: Cấp hóa đơn lẻ; Thông báo về việc ủy nhiệm/chấm dứt ủy nhiệm lập hóa đơn, biên lai thu tiền phí, lệ phí; Đề nghị sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; Báo cáo về việc nhận in hóa đơn/biên lai, cung cấp phần mềm tự in hóa đơn/biên lai; Báo cáo về việc truyền hoá đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử; Thông báo phát hành hóa đơn đặt in/hóa đơn tự in/hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền và hóa đơn điện tử; Đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  • Danh mục TTHC được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính gồm có: Khai thuế GTGT đối với phương pháp khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thay thế cho khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; khai thuế GTGT đối với phương pháp trực tiếp trên GTGT thay cho khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT; khai thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB thay thế cho khai thuế TTĐB. 15 TTHC được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính trong lĩnh vực thuế gồm: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử/Thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử được thay thế bằng thủ tục Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử/ Thay đổi nội dung đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử/ Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử/Chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; Cấp mã hóa đơn điện tử được thay thế bằng thủ tục Cấp hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế theo từng lần phát sinh; Hủy hóa đơn điện tử được thay thế bằng thủ tục Xử lý hóa đơn điện tử của Cơ quan thuế có sai sót.
  • Danh mục TTHC mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính bao gồm: Khai quyết toán thuế TNDN đối với người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN; thay đổi kỳ tính thuế GTGT, TNDN từ tháng sang quý; khai thuế GTGT, TNCN phải nộp theo tháng tăng thêm so với số đã kê khai theo quý; khai các khoản thu về hoa hồng dầu khí, tiền đọc, sử dụng tài liệu dầu, khí; khai tạm tính tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia từ các hợp đồng phân chia sản phẩm. 4 TTHC mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1464/QĐ-BTC gồm: Đăng ký/Thay đổi đăng ký sử dụng biên lai điện tử; Đăng ký/Bổ sung/Chấm dứt sử dụng thông tin hóa đơn điện tử; Đăng ký/Bổ sung/Thu hồi tài khoản truy cập; Đăng ký sử dụng hình thức tra cứu thông tin hóa đơn điện tử (Bằng hình thức điện tử/hình thức nhắn tin qua số điện thoại di động); Đăng ký kết nối/ Đăng ký dừng kết nối với Cổng thông tin hóa đơn điện tử.

 (Nguồn: Tapchitaichinh.vn - Xem chi tiết tại đây)

Về mục lục

XI. Tháo gỡ vướng mắc quy trình xử lý tiền thuế GTGT nộp thừa

Tổng cục Hải quan vừa có Công văn số 2999/TCHQ-TXNK gửi Cục Hải quan TP. Hà Nội; Cục Hải quan tỉnh Hà Giang để tháo gỡ vướng mắc quy trình xử lý tiền thuế GTGT nộp thừa.

Tổng cục Hải quan cho biết, tại điểm g khoản 1 Điều 26 Quyết định số 3394/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc kiểm tra hồ sơ quy định: Trường hợp hoàn thuế GTGT nộp thừa của năm trước nhưng ban hành quyết định hoàn thuế sau ngày 31/03 của năm kế tiếp, cơ quan hải quan cần thu thập thông tin từ cơ quan thuế địa phương. Để phục vụ việc hoàn thuế thì cơ quan hải quan có văn bản gửi cho cơ quan thuế địa phương nơi quản lý doanh nghiệp đề nghị cung cấp thông tin, số liệu kê khai nộp thuế, báo cáo quyết toán thuế của người nộp thuế để phục vụ việc hoàn thuế.

Theo quy định trên, cơ quan hải quan cần thu thập thông tin từ cơ quan thuế địa phương để phục vụ việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế GTGT nộp thừa của năm trước nhưng ban hành quyết định hoàn thuế sau ngày 31/03 của năm kế tiếp đối với các trường hợp sau:

  • NNT trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT nộp thừa có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế, pháp luật khác có liên quan đang bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự;
  • NNT là công ty thành viên trong cùng một tập đoàn nhưng tập đoàn đang bị khởi tố vụ án hình sự hoặc đơn vị thành viên khác trong cùng một tập đoàn đang bị khởi tố vụ án hình sự;
  • NNT có số tiền thuế GTGT đề nghị hoàn từ 500 triệu đồng trở lên;
  • NNT không giải trình được những mâu thuẫn trong hồ sơ đề nghị hoàn tiền thuế GTGT nộp thừa;
  • Các trường hợp nghi ngờ khác trong quá trình xử lý hồ sơ hoàn thuế GTGT nộp thừa của người nộp thuế.

Cơ quan hải quan phải theo dõi, đôn đốc phối hợp với cơ quan thuế. Ngay sau khi nhận được ý kiến của cơ quan thuế, căn cứ văn bản quy phạm pháp luật, hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT nộp thừa của NNT, cơ quan hải quan có văn bản phản hồi cho NNT.

Đối với các trường hợp hoàn tiền thuế GTGT nộp thừa của năm trước nhưng cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định doanh nghiệp chưa kê khai khấu trừ hoặc hoàn thuế tại cơ quan thuế thì không cần thu thập thêm thông tin từ cơ quan thuế địa phương.

(Nguồn: Tapchitaichinh.vn – Xem chi tiết tại đây)

Về mục lục

XII. Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 8042/BTC-TCHQ gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố để hướng dẫn việc sử dụng hóa đơn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.

Thực hiện Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ liên quan đến hồ sơ hải quan phải nộp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định; tại khoản 3 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018, Bộ Tài chính đã hướng dẫn nộp hóa đơn khi làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ đối với trường hợp doanh nghiệp nội địa kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu).

Theo đó, khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ, người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 58, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC và nộp phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (bản chụp) thay hóa đơn GTGT thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 13, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Khi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ, người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 58, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC và nộp hồ sơ hải quan kèm hóa đơn GTGT (bản chụp) thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho cơ quan hải quan.

(Nguồn: Tapchitaichinh.vn - Xem chi tiết tại đây)

Về mục lục


Đăng nhận xét

0 Nhận xét